Chữa khỏi bệnh gai cột sống từ bài thuốc gia truyền

Gai cột sống là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Chấm dứt bệnh tiểu đường từ thảo dược Việt Nam

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm và đang phổ nhất hiện nay.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Bệnh thoái hóa cột sống : Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Đau lưng là biểu hiện của khá nhiều các chứng bệnh khác nhau trong cơ thể con người. Nhưng nguyên nhân rõ rệt nhất, phổ biến nhất gây đau lưng là thoái hoá cột sống.

Thoái hóa cột sống gây đau đớn, thậm chí có thể bị liệt, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Việc nhận biết sớm dấu hiệu, điều trị đúng cách là điều thiết yếu để hạn chế tối đa sự tiến triển và biến chứng của bệnh.


Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

Đốt sống thắt lưng rất linh hoạt, giúp con người thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng, xoay, gấp,…Khi chúng ta nằm thì có 15kg lực tác động lên 1cm2; khi chúng ta đi lại, ngồi tương ứng là 80kg lực/cm2 và 160kg lực/cm2; lúc cúi xuống bê vật nặng 20kg thì trọng tải lên 1 cm2 đốt sống là 200 – 220kg lực. Bên cạnh đó, những chấn thương do tai nạn, mang vác nặng,…làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống 


- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.
- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.mang vác sai tư thế.jpg
- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.
- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Biểu hiện của thoái hoá cột sống
Thoái hoá đốt sống thắt lưng có những triệu chứng đặc trưng là đau thắt lưng, có thể kèm đau thần kinh tọa một hoặc hai bên,... gây hạn chế vận động.

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... 

- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.
- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Chữa bệnh thoái hóa cột sống

Nguyên nhân thoái hóa cột sống: do máu không cung cấp đủ dưỡng chất và oxi để nuôi xương làm xương bị thoái hóa xốp lên, vôi thường bị ở đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp xương. Người cao tuổi do trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào tăng, càng cao tuổi thoái hóa xương càng tăng. Ở những người trẻ tuổi khi ngồi làm việc ở một chỗ, ít vận động như công nhân, nhân viên văn phòng, các khớp xương ít được vận động, bị chèn ép,khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới thoái hóa. Các chất độc tố có trong máu, các chất xơ vữa trong động mạch do quá trình ăn uống cũng tăng nhanh quá trình bị thoái hóa xương sớm.


Gai đôi: là hiện tượng xương được đắp đầy thêm ở các đầu khớp do các đầu xương tập trung các điện tích(+)(-) hút các canxi tự do làm dày ra. Hoặc khi xương bị bất thường, rạn nứt xương, tác động của vi rút, vi khuẩn, hay xương tự can dầy ra thành gai.

Nếu bị gai đôi: có thể uống lâu hơn.Khi hết đau nên chụp lại phim ở cơ sở trước đó đã chụp phát hiện ra vôi gai,thoát vị đĩa đệm để kiểm tra xác định đã không còn vôi, gai, hay thoát vị đĩa đệm.

Tác dụng của thuốc: thuốc có tính chất lưu dẫn mạnh đưa được oxi và dưỡng chất vào được phần xương đã bị vôi hóa để hồi phục xương hết vôi hóa, loại trừ được phần canxi, chất bám vào đầu xương gây ra gai đôi nên làm hết gai đôi. Ngoài phục hồi xương, còn làm tan mỡ nên làm giảm cân, tan huyết khối, xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ nên người gầy, cao tuổi nên uống cùng thuốc số 3(thuốc bổ) để chống sút ký và hồi phục xương khớp nhanh hơn.Bệnh nhân thường bị thoái hóa, gai đôi ở các khớp gối, háng, đốt sống cổ, sống ngực và sống lưng.

- Bị thoái hóa ở cổ: làm đau vùng gáy, tê đau xuống vai, lan theo rễ thần kinh C2:C7 tới ngón tay gọi là thần kinh tọa, bị nặng xẹp xuống làm hẹp lỗ ly hợp gây thoát vị, có thể choáng đầu, tê bại cánh tay, co rút ngón tay.

- Thoái hóa sống lưng: thường từ L1-L5, S1: đau vùng lưng mông, lan theo chiều dây thần kinh đuôi ngựa tới mông, xuống tới ngón chân, bị nặng có thể gây xẹp đệm, thoát vị gây ra hiện tượng chuột rút, teo cơ, hay bại liệt.

- Thoái hóa, xẹp đệm vùng sống ngực(D1-D12): đau vùng sống lưng nơi cột sống bị đau lan ra liên sườn đến vùng trước ngực.

- Thoái hóa và viêm vùng bã vai: đau khu vực bã vai lan ra đau ra ngực trước.

- Thoái hóa, viêm hoặc hoại tử khớp háng: sẽ đau vùng xương khớp háng, vùng mông, khó cử động phần khớp xương đùi, tê xuống mông và chân.

- Bị viêm tắc tĩnh mạch nông và sâu:đau tê rần trong chân tới bàn chân, bị viêm tắc nặng có thể gây phù, máu nuôi phần chi dưới không đủ, huyết cục đọng trong tĩnh mạch có thể được truyền theo đường máu làm viêm tắc các cơ quan nội tạng, rất nguy hiểm.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Người bị gai cột sống nên ăn thực phẩm giàu canxi

Theo BS. Nguyễn Minh Tuấn - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh. Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Nguyên nhân gây bệnh ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đôi khi cũng có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, lan sang các vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng
Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được BS chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. BS sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải ăn no trước khi uống thuốc. Nếu bệnh nặng, BS cũng sẽ chỉ định phẫu thuật.
BS. Nguyễn Minh Tuấn cho hay: “Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là  yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi. Quan niệm này thật sai lầm vì 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có 10% là được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức.
Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Đây cũng chính là câu trả lời cho anh Đoàn Văn Hưng là uống sữa lâu năm không gây ra bệnh gai cột sống. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể”.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì

Thoái hoá cột sống và đau thần kinh toạ là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh thần kinh, thể hiện bằng đau lưng vùng thắt lưng. Bên cạnh việc điều trị người bệnh cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất và hỗ trợ việc điều trị bệnh cho hiệu quả. Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì là vấn đề mà những người bị thoái hóa cột sống cần tìm hiểu.
Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.


- Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
- Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích, gia vị, nước uống trung bình 1 lit/ ngày
Tránh các chất kích thích như rượu bia

- Các loại hoa quả tươi nên khuyến khích , nên uống nhiều nươcd chanh, cam, táo, bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống, giá đỗ….
- Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống
Ngoài ra bạn nên tham khảo một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt… và đặc biệt là có thể dùng thuốc nam điều trị thoái hóa cột sống một cách rất dễ dàng và đã được nhiều người áp dụng.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Theo thống kê thì có khoảng 42% những người bị vôi hóa cột sống có những triệu chứng như đau cổ, đau lưng lan ra tứ chi…Vậy nguyên nhân vôi hóa cột sống là do đâu?

Vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống hay sâu xa hơn là do thoái hóa khớp gây nên
Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế
Bệnh thường xảy ra người có độ tuổi ngoài 40, tỉ lệ nam mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn nữ, tuy nhiên phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng dễ mắc căn bệnh này. Bệnh có thể xảy ra với những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp, những người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát.
- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
- Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
Tóm lại các yếu tố di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Kết hợp việc điều trị và thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Các phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống

Hiện nay giải phẫu là phương pháp hiệu quả nhất đối với các trường hợp, đĩa đệm đã thoái hóa gần như toàn phần, hoặc các khớp sống lưng bị vôi hóa trầm trọng.

                                                   

Thay toàn bộ một đốt sống bị thoái hóa, bằng một ống hợp kim titan, chống, nâng đỡ giữa 2 đốt sống, không để hai mặt xương đốt sống lưng cà xát lên đĩa đệm, hoặc chèn vào dây thần kinh.

Thay đĩa đệm bị thoái hóa bằng một đĩa đệm nhân tạo

Liệu pháp chèn con đội bằng kim loại hoặc Nhựa tổng hợp vào giữa các đốt sống xương, để tránh tình trạng khớp xương cọ xát, hoặc chèn ép các dây thần kinh.

Bắt thiết bị có vít điều chỉnh , để nông giãn các khớp, không cho cọ xát và chèn ép lên đĩa đệm, hoặc dây thần kinh.  

Các Phương pháp không giải phẫu:

Sử dụng các loại tây dược uống chống đau nhức như Diclofenac, Dolomin, Pracetemon, Arcoxia, Celebrex...Và cuối cùng đôi khi phải sử dụng đến Morphium (có rất nhiều phản ứng phụ nguy hại đến hệ tiêu hóa cũng như thần kinh)

Chích thuốc giảm đau như Cortison, Và các loại thuốc tê khác.

Các liệu pháp vật lý trị liệu đặc biệt, như châm cứu, tập thể dục, bơi lội, chườm lá, và uống thảo dược.

Các thủ thuật đặc biệt khác, như nội soi, chọc tủy, các biện pháp chiếu xạ (lase) và nhiều khi phải sử dụng đến  thủ thuật đặc biệt như bơm khí lạnh, hay khí nóng để làm tê liệt, hoặc làm chết hẳn dây thần kinh.   

Vận động tích cực là một liệu pháp trợ giúp cho quá trình trị liệu tốt nhất:          
   
Một thiết bị trợ giúp vận động thể dục, có tác dụng rất tốt cho bệnh đau lưng, giá thành rẻ, tiện sử dụng, rất tiện lợi cho cá nhân và gia đình.     
                          
Đi, đứng, nằm, ngồi và làm việc cho đúng tư thế...và.. 
                    
Các biện pháp khí công dưỡng sinh cũng là biện pháp rất hiệu quả   

Cần lưu ý:  

Có 3 trường hợp cần lưu ý, khi thực hiện các liệu pháp giải phẫu, nên cần chẩn trị kỹ càng. Và đặc biệt cần phải chụp X-quang để xác định chính xác, vùng bị thoái hóa.  

 1) Đau lưng do  triệu chứng Fibromyyalgie ( Nhục thống phong- Hội chứng đau nhức cơ bắp) 
 2) Đau lưng do bị suy chức năng thận ( Khí thận suy) 
 3) Các trường hợp viêm nhiễm dây thần kinh, như trường hợp viêm dây thần kinh tọa dưới đây:

Hầu hết các trường hợp trên, các biện pháp chẩn trị của tây y rất khó phát hiện. Cho nên thường bị nhầm lẫn. Sau khi giải phẫu, tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm. Các trường hợp này, Châm cứu, masage, và vận động tích cực có tác dụng rất tốt.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Những điều nên tránh với bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống cũng như nhiều bệnh khác cần phải tránh những tác động có hại cho quá trình chữa trị. Đôi khi chỉ vì một vài động tác sai tư thế mà bao công lao chữa bệnh đổ xuống sông biển, vậy nên việc ghi nhớ các điều cấm kỵ sau đây là rất quan trọng:

-Ngồi cong lưng: Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại khi đánh máy tính, hay cầm tay lái xe. Bắt buộc phải ngồi thẳng lưng bất cứ lúc nào, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90 độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe phải chỉnh ghế cho thẳng góc, và phải độn thêm một cái gối ngay thắt lưng để đẩy thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, mải nghe nhạc, nghe đài để rồi khó đứng dậy.
-Nắm nệm mềm: Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng nên dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi nằm lên. Mỗi ngày nằm 8 tiếng với cái lưng bị thoái hóa thì nhất định cột sống của bạn sẽ đau nhức. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì có thể lấy chăn mỏng gấp lại để thay thế.
-Nằm cong người: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì cơn đau sẽ kéo dài hơn. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, dễ chịu nhưng nếu nhớ đến cơn đau lưng do thoái hóa hành hạ thì bạn nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, dùng gối thấp, hoặc không gối thì tốt hơn. Ngủ không gối, nằm thẳng theo phương Đông chính là một kiểu Thiền. Mới đầu nằm kiểu này thấy khó chịu nhưng tập dần rồi sẽ quen.
-Đứng lâu: Hầu như tất cả trọng lượng của người dồn vào chỗ thắt lưng. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn ra xung quanh. Người thoái hóa nặng đứng rửa bát có thể cũng thấy đau.
-Chạy quá mạnh: Tập chạy rất tốt cho cơ thể nhưng với người thoái hóa cột sống, chạy mạnh quá sẽ làm các đốt xương dập vào nhau gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì tốt hơn vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau.
-Không cúi người để nhấc đồ vật nặng: Nếu nhấc đồ vật nặng thì nên lựa tư thế dùng bắp đùi, sống lưng để nhấc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân chùng xuống, dùng sức mạnh của bắp đùi đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc quá sức. Có những người vì tham công tiếc việc không chú ý điều này mà cột sống bị tổn thương, ảnh hưởng nặng nề về lâu dài.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ

Thoái hoá cột sống và đau thần kinh toạ là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh thầnkinh, thể hiện bằng đau lưng vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của dây thần kinh này.

Đau thần kinh toạ ở người trẻ thường do tổn thương đĩa đệm, ở người có tuổi có thể do các căn nguyên khác cuả cột sống thắt lưng cùng (thoái hoá, ung thư nguyên phát hay di căn cột sống…). Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và các  xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, điện cơ đồ…

Điêu trị đau thần kinh toạ, thoái hoá cột sống cho người có tuổi cần phải chú ý những điểm sau:

-Điều trị nhằm mụcđích giảm đau, hãn chế các cơn đau tái phát, và hận chế sự phát triển của thoái hoá.

-Điều trị cần kết hợp điều trị toàn thân, tại chỗ đau, và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

-Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên  xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ. 

-Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…

-Các thuốc giảm đau thường là dòng họ của cocticoit, hay gây xuất huyết, dùng quá nhiều, quá liều dẫn đến loãng xương, đái đường, huyết áp cao…

-Dung thuốc phải chú ý đến liều lượng, không nên quá máy móc vì cơ thể người già thường khả năng đào thải thuốc kém hơn so với người trẻ. Liều nên cho từ từ tăng dần đến khi có đáp ứng với thuốc thì dừng, không nên cho thuốc dài ngày. Cũng có thể dùng thuốc Đông y nhưng cần chú ý vì thuốc đông y thường là thuốc bổ nên bệnh  nhân dễ tăng cân, nhất là bệnh nhân cân nặng đã cao.

-Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…

-HẠn chế đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích, gia vị, nước uống trung bình 1 lit/ ngày

-Các loại hoa quả tươi nên khuyến khích , nên uống nhiều nươcd chanh, cam, táo, bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống, giá đỗ….

-Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Đau lưng là biểu hiện của khá nhiều các chứng bệnh khác nhau trong cơ thể con người. Nhưng nguyên nhân rõ rệt nhất, phổ biến nhất gây đau lưng là thoái hoá cột sống.

Và nếu như con người ta, ai cũng được sinh ra, lớn lên, già nua đi thì thoái hoá cột sống cũng là đương nhiên theo tuổi tác và năm tháng. Quan trọng là phải biết sinh hoạt, luyện tập ra sao để hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh để lại.


Thoái hoá cột sống là gì?

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống của con người?

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
 Biểu hiện của thoái hoá cột sống

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.


- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.


Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?

- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.

Phòng bệnh từ khi còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày

- Các bậc làm cha, làm mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn bé là: trẻ có thể ngồi hàng giờ chơi games trước màn hình vi tính, xem tivi quá nhiều, ăn uống vô độ dẫn đến béo phì v.v...

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 - 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Y học cổ truyền và căn bệnh thoái hóa cột sống

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.



Bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa là những tên gọi khác nhau của bệnh thoái hóa cột sống. Rất nhiều bệnh nhân thấy hoảng sợ vì không biết tại sao bản thân lại mắc nhiều bệnh đến thế, không phân biệt nổi sự khác nhau giữa các tên gọi của căn bệnh này. Trước khi đề cập đến thành công từ bài thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa. Chúng ta đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phân biệt từng tên gọi của bệnh lý.

Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống của con người?

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Biểu hiện của thoái hoá cột sống 



- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
  
- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
  
- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.

Phòng bệnh từ khi còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày 

- Các bậc làm cha, làm mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn bé là: trẻ có thể ngồi hàng giờ chơi games trước màn hình vi tính, xem tivi quá nhiều, ăn uống vô độ dẫn đến béo phì v.v...

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 - 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.

Như vậy muốn điều trị, trước hết phải biết để loại trừ nguyên nhân. Sau đó bệnh nhân có thể dùng thuốc kết hợp với luyện tập.

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và lưng, vôi hóa cột sống. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt,buồn nôn,chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Một số bài thuốc cơ bản: 

- Hàng ngày rang lá ngải cứu, rải giường nằm. Để Ngải ngang vùng đốt cổ hoặc đốt thắt lưng. 
- Ngoài lá Ngải cứu, có thể thay thế bằng lá lốt, lá cúc tần, v.v.... 

Thuốc uống trong có thể dùng một số bài như sau:

- Tục đoạn 12g, dây đau xương 12g, huyết giác 12g, thiên niên kiện 12g, cẩu tích 20g. Ngày sắc uống 1 tháng.

- Cây lá lốt và ngải cứu lấy cả rễ, thân, lá, Cây trinh nữ dùng liềm cắt lấy phần thân, Cây cỏ xước nhổ cả rễ. Hai loại cây này phơi tái, rũ bỏ sạch lá. Tất cả đem băm và sao vàng. Mỗi ấm thuốc bốc mỗi vị độ 150 gam (một lạng rưỡi) và cho thêm vài lát gừng tươi cho ấm và dẫn thuốc. Cho thêm một nhúm cam thảo nam cho dễ uống. Ngoài những vị trên cho thêm mỗi ấm độ 100 gam rễ, thân, lá đinh lăng khô cho thuốc có mùi thơm như thuốc bắc. Sau đó đun sôi một lúc là được. Cứ đun đi đun lại cho tới khi thấy nước nhạt thì bỏ. Uống nước thuốc này thay cho nước uống hằng ngày.
 Một số phương pháp tập cơ bản:
Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 - 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Triệu chứng thoái hóa cột sống – Các biểu hiện thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường thấy ở những người lớn tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống có khả năng xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên là không cao.
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:
-Gây đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ.
- Bệnh nhân cảm thấy đi bộ, thậm chí là chạy, thực sự tốt hơn so với thời gian dài ngồi hoặc đứng. Bệnh nhân phải thay đổi tư thế thường xuyên để tránh đau mỏi  khi làm việc lâu.
-Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.
-Những người mắc bệnh này hầu hết phải chịu sự gia tăng dần mức độ của triệu chứng hoặc lặp lại dai dẳng theo chu kỳ. Đặc biệt nếu người bệnh có công việc thường xuyên cần đến những động tác nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống như bê, vác, nâng, kéo, uốn cong … thì các triệu chứng càng rõ rệt.