Chữa khỏi bệnh gai cột sống từ bài thuốc gia truyền

Gai cột sống là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Chấm dứt bệnh tiểu đường từ thảo dược Việt Nam

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm và đang phổ nhất hiện nay.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống là một trong những nguyên nhân chính phổ biến nhất của tình trạng đau lưng. Vậy thoái hoá cột sống là gì?
 Thoái hoá cột sống hay thoái hoá đĩa đệm được đặc trưng bằng tình trạng các đĩa đệm bị vỡ do hao mòn. Các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hoá do tình trạng lão hoá và căng thẳng hàng ngày. Sau một thời gian dài, các đốt sống cọ xát trên các đĩa đệm là chúng bị vỡ, mòn và gây thoái hoá cột sống.

Nguyên nhân chính của thoái hoá cột sống là do lão hoá
Để tìm hiểu thêm về thoái hoá cột sống là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng ban đầu. Trong đó, đau lưng lan tới mông, hông và đùi là phổ biến mất. Thoái hoá cột sống cũng có thể dẫn tới phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Phồng đĩa đệm có thể gây đau và hẹo ống tuỷ sống.
Đau do thoái hoá cột sống được gây ra do tình trạng viêm sưng các đĩa đệm làm gia tăng áp lực lên các dây thần kinh. Bên cạnh đó, các đĩa đệm bị mòn không hấp thu được áp lực gây đè lên cột sống làm gia tăng áp lực lên trên đốt sống và dây thần kinh ở vùng lưng.

Thoái hoá cột sống là nguyên nhân chính gây đau lưng
Tìm hiểu thoái hóa cột sống là gì? Bạn nên biết rằng thoái hoá cột sống được điều trị bằng thuốc giảm đau và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi với một chiếc gối dưới đầu gối sẽ tạo được cảm giác dễ chịu, giảm đau lưng. Bệnh nhân bị thoái hoá cột sống cũng không nên nằm nghỉ quá 2 – 3 ngày một lần vì điều này có thể dẫn tới suy yếu cơ bắp vùng lưng và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Một số bệnh nhân thoái hoá cột sống tìm đến các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng này. Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống trong các hoạt động hàng ngày.
Đối với bệnh nhân thoái hoá nặng, tiêm steroid ngoài màng cứng là lựa chọn cuối cùng sau khi các biện pháp can thiệp không dùng thuốc thất bại. Tiêm steroid sẽ giảm sưng và phồng đĩa đệm, giảm đau dây thần kinh.

Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi để giảm đau do thoái hoá
Trên đây là những thông tin giải thích thoái hoá cột sống là gì. Nếu cảm thấy đau lưng mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là với người cao tuổi thì nên đi khám và được điều trị sớm.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Gai cột sống: chẩn đoán và điều trị

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:


Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa. Viêm dây chằng đốt sống cũng là một nguyên nhân tạo ra gai cột sống do quá trình viêm tái phát nhiều lần làm xơ hóa và đóng canxi ở gốc các dây chằng đốt sống nên trên phim x. quang thấy có hình ảnh giống “gai”.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Viêm khớp đốt sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Ngoài ra một số bệnh cột sống như viêm xương-khớp cột sống (spondylarthrite), bệnh viêm cứng cột sống (spondylarthrite ankylosante – bệnh “bamboo spine”) … cũng dẫn đến gai cột sống.

Như vậy “gai” là hình ảnh x.quang, hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống do viêm hoặc sau chấn thương. Đó không phải là một “bệnh”.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Khi chụp x. quang cột sống người ta phát hiện có “gai”. Thật ra đây là sự phát hiện tình cờ vì người bệnh đau là do quá trình viêm, không phải do gai “đâm” gây đau như người ta vẫn nghĩ. Có nhiều trường hợp chụp x. quang cột sống thấy có gai nhưng người ta không bị đau lưng, ngược lại có nhũng trường hợp người bệnh đau lưng nhưng khi chụp phim cột sống không thấy có gai.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể “mổ cắt gai cột sống”. Việc điều trị bệnh “gai cột sống” (thực ra là điều trị đau lưng) thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự vôi hóa phần lớn các dây chằng đốt sống làm hẹp ống tủy hoặc các lổ tiếp hợp ở cột sống, gây chèn ép các rễ thần kinh. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.
- Tìm hiểu về cột sống: Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
Đoạn cổ: 7 đốt sống; Đoạn thắt lưng: 5 đốt; Đoạn cùng: 5 đốt và Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau.
Phòng ngừa gai cột sống:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống. Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Dinh dưỡng với bệnh thoái hóa cột sống

Hầu như bệnh đau lưng chỉ có ở loài người. Sự khác biệt giữa loài người với các động vật khác là ở tư thế đi bằng 2 chân và lưng thẳng đứng. Chính tư thế này của loài người làm cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể đè lên cột sống và bất cứ một thương tổn nào của cột sống đều có thể gây đau do khối lượng cơ thể thường trực tác động lên.

Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.
Khối xương của con người phát triển đến đỉnh điểm vào tuổi 20 - 30 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Càng cao tuổi khối xương càng bị mất đi và đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh thì khối xương mất đi càng nhanh chóng. Người ta thấy rằng ở tuổi sau 60, khối xương bị giảm đến hơn một nửa so với lúc còn trẻ và khi khối xương giảm xuống dưới 40% thì bệnh loãng xương xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng của nó như gãy xương, thoái hóa cột sống.
Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.
Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam

Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến hiện nay. Việc điều trị bệnh này cần kiên trì và cần tuân thủ đúng tiến trình điều trị bệnh. Phương pháp điều trị bệnh này thì có rất nhiều nhưng ở bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam áp dụng rất dễ dàng.
Cột sống bao gồm nhiều đốt xương sống riêng lẻ nhờ hệ thống dây chằng và cơ kết nối chúng lại thành một trục. Dọc theo chiều dài cột sống ở phía sau có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có một nguyên nhân nào đó làm thay đổi cấu trúc này thường gây ra bệnh về cột sống.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Theo các bác sĩ, vị trí thoái hóa cột sống bao gồm: Cổ, lưng, thắt lưng. Nguyên nhân thường gặp là do lão hóa cơ thể, vì thế, bệnh thường xuất hiện ở tuổi 35, 40 trở lên.
Bệnh gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở các đốt sống, làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam
Hiện nay về tây y không có biện pháp nào khả quan ngoài phương pháp phẫu thuật cột sống, tuy nhiên tỷ lệ thành công là 50/50 có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể dẫn đến bại liệt. Theo một số thông tin thì chỉ có bệnh viện Việt Đức thực hiện được việc phẫu thuật và có tỷ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên chi phí cũng rất đắt. Bên cạnh đó tuổi cao dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, lưng rất cao làm đau nhức tê bì tứ chi, vận động rất khó khăn. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. Vậy nên sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam phù hợp hầu hết với các bệnh nhân bị thoái hóa.
Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị thoái hóa cột sống mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng lá cây chìa vôi ở dạng tươi.

Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau. Chú ý sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này. Nếu trong quá trình đắp thuốc mà bị ngứa quá, người bệnh chỉ cần giảm lượng hỗn hợp lại là xong. So với sắc nước uống, sử dụng lá tươi cho kết quả nhanh hơn, thường đắp thuốc chỉ vài hôm sẽ giảm đau ngay nhức.
Sử dụng lá cây chìa vôi ở dạng khô.
Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt. Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, hễ khát lúc nào cứ uống lúc đó chứ không cần phải băn khoăn liều lượng, bởi thuốc không hề gây ra tác dụng phụ nào. Người bệnh cũng không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Nếu kiên trì uống thuốc đều đặn, sau vài tháng sẽ cho kết quả rõ rệt.
Bài thuốc từ gừng, ngải cứu và đậu đen
1- Nguyên liệu: – củ Gừng già – Cây ngải cứu – Hạt đậu đen – Rượụ nhất 70 độ.
2- Chế biến: Bươc1: Thái mỏng gừng đem ngâm với rượu nhất khoảng 1 tuần. Bước2: Ngải cứu cắt thành từng khúc nhỏ , phơi khô & đậu đen: Đem đi sao vàng
3- Cách chữa trị: Ngải cứu & đậu đen mỗi thứ 1 nắm tay được đựng trong bọc vải (Vải phải được kín). Lấy chừng 1 chén Rượu + Bã gừng , đổ chung vào bọc vải. Túm chặt bọc vải, chà xát dọc theo đốt sống ,lên xuống 15 – 20 lượt/ngày. Làm như vậy trong 10 ngày là có kết quả.
Bài thuốc từ rượu tỏi.

Tỏi khô ( bí lắm mới dùng tỏi tươi ) : 40gr. Kinh nghiệm khi mua 50gr bóc sạch vỏ chỉ còn 40gr, thái nhỏ cho vào cái lọ vừa ngâm .
Rượu trắng 450:100 ml ( tốt nhất là rượu lúa mới vì trong rượu lúa mới chất độc ALDEHIT đã được khử nhiều hơn so với rượu trắng tự nấu bằng phương pháp thủ công) ( 1 chai rượu lúa mới 650ml chia ra làm 6 lần )
Ngâm 2 thứ đó trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọc, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sàng màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ
Cách uống : ngày 2 lần. Sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, tối 40 giọt trước khi đi ngủ. Vì lượng uống 1 lần rất ít nên phải thêm nước sôi để nguội thì mới uống thành ngụm được.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Nhiều nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống lưng

Đau lưng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, trong đó có thể do ảnh hưởng của thoái hóa cột sống hoặc ngồi sai tư thế.

Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống lưng:

- Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá sức hoặc khi mắc mưa, bị lạnh.
- Đau ở phần thắt lưng gây khó khăn khi có các động tác: cúi, khom, đứng lên ngồi xuống.
- Đau âm ỉ, dữ dội làm hạn chế vận động.
- Đau tăng dần, đau từng đợt hoặc đau kéo dài.
- Đau kèm theo co cứng cơ xung quanh cột sống.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống lưng:

- Sự lão hóa theo quy luật tự nhiên của các tế bào sụn khớp.
- Dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống.
- Các biến dạng sau chấn thương làm thay đổi hình dạng của cột sống.
- Người thừa cân, béo phì.
- Do di truyền, thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh, bệnh tiểu đường.
- Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm
Điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng:
- Điều trị theo triệu chứng để phục hồi chức năng.
- Phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý trong sinh hoạt để đề phòng bệnh thoái hóa cột sống lưng:

- Tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Chườm ấm vùng đau và xoa bóp đơn giản, kèm theo các bài tập cơ lưng nhẹ nhàng.
- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu canxi như: tôm, cua, cá biển…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
- Dùng sản phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị các thoái hóa cột sống có các thành phần từ thảo dược.

Hội chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nếu không được chữa trị sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian. Trong đó, khi cột sống thoái hóa ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi do thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, tủy cột sống bị chèn ép sẽ xuất hiện các hội chứng phức tạp, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Hội chứng cổ – tủy sống
Hậu quả hội chứng cổ – tủy sống do thoái hóa cột sống cổ rất nặng nề. Phần lớn trường hợp khối lồi hay thoát vị đĩa đệm và các chồi xương phát triển theo hướng ra bên cạnh hoặc đằng sau. Chỉ trong một số ít trường hợp, đĩa đệm mới lồi ra theo hướng trung tâm hoặc cạnh – trung tâm gây chèn ép tủy. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là: chủ yếu xuất hiện ở hai chi dưới, tăng phản xạ gân xương, rối loạn phản xạ kiểu phân ly. Liệt nửa người hay hạ liệt cứng (liệt hai chân) cũng có thể xảy ra.
Trong giai đoạn quá độ chuyển sang mãn tính, bệnh nhân bị rối loạn dáng đi và dẫn đến mất điều hòa trạng thái vận động. Tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có đặc điểm là xuất hiện rất từ từ. Bệnh thường được phát hiện muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp tủy, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và loại trừ nguyên nhân do u tủy cổ.
Hội chứng cổ – nội tạng
Đôi khi xuất hiện những cơn đau thắt tim do thoái hóa cột sống. Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.
Ngoài ra, những nhánh của năm hạch lưng trên của dây phế vị (dây thần kinh sọ não số X) và dây thiệt – hầu cũng đi qua đám rối thần kinh tim nông và sâu. Khi bị hội chứng cổ tim, người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức. Cơn đau kéo dài từ 60 – 90 phút. Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng). Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.
Rối loạn cảm giác kiểu nửa người thấy ở ít bệnh nhân. Trong cơn đau vùng tim, đa số bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Trên điện tâm đồ không có những biến đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim. Chụp X-quang cột sống cổ đều có biểu hiện thoái hóa.
Hội chứng cổ sau chấn thương
Do vị trí và đặc điểm sinh học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Nếu một trong hai phần cơ thể đó (đầu hoặc thân) bị tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn. Chừng nào đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh.
Tuy vậy khi đã bị thoái hóa thì đĩa đệm cột sống dễ bị tổn thương hơn. Tùy theo hướng và cường độ của lực tác động, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều cơ chế khác nhau. Vì cột sống có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá cúi, quá ưỡn hay quay cổ về bên quá mức thường dễ xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay trong đời sống sinh hoạt, thể thao, tai nạn giao thông.
Nói chung, những hội chứng này thường có những dấu hiệu, biến chứng tương tự, gần giống với những rối loạn nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương nên dễ bị coi nhẹ, dễ nhầm trong chẩn đoán nguyên nhân, dẫn đến hướng giải quyết đơn giản, chậm, không lường được những hậu quả nặng nề của quá trình phát triển bệnh. Người bệnh cũng cần cảnh giác, tự mình theo dõi trước những diễn biến bất thường từ lúc mới khởi phát bệnh và không ngần ngại đi điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh rất phổ biến. Bệnh này không nguy hiểm, không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng, gây giảm sức khỏe, giảm khả năng học tập, lao động và sản xuất.


1. Những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:

Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

- Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.

- Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

- Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

- Kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng:

- Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.

- Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, gồm:

+ Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.

+ Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống. 

+ Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

- Các yếu tố khác:

+ Di truyền: cơ địa già sớm.

+ Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid.

+ Chuyển hóa: bệnh Goutte.

3. Điều trị và phòng ngừa:

Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa và hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống.

Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (chỉ sử dụng khi thật cần thiết), phải tuân thủ theo y lệnh điều trị của bác sĩ.

* Một số phương pháp giúp làm giảm đau tại nhà:

- Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 - 2 lần/ngày.

- Xoa bóp đơn giản, tập vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng.

- Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.

- Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp.

* Phòng ngừa:

- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.

- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng...

- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ những người làm lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.

- Chế độ ăn: trái cây, rau quả nhiều dinh dưỡng, giàu calci như: tôm, cua, cá biển...

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Điều trị thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là gì?

 
Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.
 
Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống của con người?
 
- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.
 
- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
 
- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
 
- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
 
- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
 
- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.
 
- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
 
Biểu hiện của thoái hoá cột sống
 
- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.
 
- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
 
- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
 
Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
 
- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
 
- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
 
- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.
 
- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
 
- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.
 
Phòng bệnh từ khi còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày
 
- Các bậc làm cha, làm mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn bé là: trẻ có thể ngồi hàng giờ chơi games trước màn hình vi tính, xem tivi quá nhiều, ăn uống vô độ dẫn đến béo phì v.v...
 
- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 - 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
 
- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
 
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.
 
- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Sự nguy hiểm của bệnh gai cột sống – Phẫu thuật cột sống có phải là phương pháp triệt để?

Bệnh gai cột sống gây ra những phiền toái mà người bệnh phải gánh chịu. Khi gai cột sống tác động tới hệ thống tủy hoặc chèn ép hệ thống dây thần kinh có thể gây nên những hậu quả nặng nề.



Bệnh gai cột sống cổ và lưng:

Phẫu thuật cột sống có phải là phương pháp triệt để?

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Bệnh gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động. Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một quá trình tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Những điều cần biết về gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng thường gặp ở tuổi trung niên, bệnh thường gây đau nhức khi vận động mạnh hay sai tư thế chức năng. Hãy cùng trigaicotsong.com tìm hiểu về bệnh lý này

Nguyên nhân gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống thắt lưnvới các triệu chứng đau nhức thắt lưng cần phải được xác định rõ bệnh lý chính là thoái hóa đĩa đệm. Chính tổn thương thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau vùng thắt lưng.


Gai cột sống thắt lưng là một biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá tải, kết quả là hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống. Bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng thường có các biểu hiện đau nhức lan xuống chân, bệnh nặng có thể dẫn tới vẹo cột sống 1 bên, co rút cơ thắt lưng, làm giới hạn vận động.

Bình thường, sụn khớp được cấu tạo chủ yếu bởi collagen, nước và proteoglycan. Khi sụn của đĩa đệm bị thoái hóa, các tế bào sụn không còn hoặc chức năng suy giảm làm cho quá trình tái tạo lại sụn bị rối loạn, làm lực phân bổ trên thân đốt sống không đồng đều, khiến cho xương mâm đốt sống phải chịu tải cao hơn, dẫn đến hình thành các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.

Điều đặc biệt là phì đại xương, dẫn đến hình thành các gai xương có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo các thay đổi cấu trúc khớp khác như giảm chiều cao đĩa đệm liên đốt sống, mòn sụn và dày xương dưới sụn. Các thay đổi cấu trúc này có thể nhìn thấy rất rõ trên phim chụp Xquang cột sống thắt lưng thẳng và nghiêng.

Triệu chứng gai cột sống thắt lưng
Hầu hết bệnh nhân đều trải nghiệm về đau thắt lưng mức độ thấp và chịu đựng được dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày. Đau cột sống thắt lưng có biểu hiện sau:

-Đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống háng hay chân.
-Đau có thể liên tục và kéo dài đến 6 tuần
-Gai cột sống thắt lưng thường đau nhiều hơn khi ngồi so với khi đứng, đi và nằm. Tuy nhiên khi đứng lâu cũng gây đau nhiều hơn, tương tự như khi khiêng vật nặng và khi khom người ra trước.
-Thường đau sẽ trầm trọng ở vài động tác đặc biệt như khom người ra trước, xoay cột sống và khi nâng vật nặng.

Khi đĩa đệm bị xẹp thì lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh tủy sống chui qua bị hẹp lại có thể chèn ép rễ thần kinh gây tê bì hay yếu liệt phần cơ do rễ thần kinh chi phối, khi đó gọi là bệnh lý rễ thần kinh.

Điều trị và phòng ngừa gai cột sống thắt lưng
Nhìn chung, bệnh lý gai cột sống thắt lưng chính xác hơn là bệnh thoái hóa đĩa đệm là bệnh mãn tính, thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhiều trường hợp gây đau nhức và hạn chế vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện sớm và điều trị là cần thiết, trước tiên cần điều trị bằng thuốc, tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh lý. Để phòng ngừa gai cột sống thắt lưng cũng như để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn thì ta cần tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ năng lao động cũng như các tư thế khi sinh hoạt để đảm bảo đốt sống và đĩa đệm luôn ở tư thế chức năng, hạn chế áp lực tác động vào đĩa đệm.