Chữa khỏi bệnh gai cột sống từ bài thuốc gia truyền

Gai cột sống là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Chấm dứt bệnh tiểu đường từ thảo dược Việt Nam

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm và đang phổ nhất hiện nay.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Bệnh thoái hóa đĩa đệm – triệu chứng và phương pháp điều trị

Thoái hóa đĩa đệm là một hiện tượng của cơ thể trong đó các đĩa đệm dần dần bị hao mòn, giảm chất lượng do quá trình lão hóa theo thời gian. Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng rất bình thường, xảy ra ở tất cả những người lớn tuổi và không gây ra triệu chứng gì. Thế nhưng, những người bị “mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm” sẽ gặp phải những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm thường có gặp rất nhiều khó khăn khi ngồi do vùng thắt lưng phải chịu rất nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể. Đứng hoặc ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lưng, gây ra các cơn đau đớn, vì thế người bệnh cần phải thường xuyên thay đổi tư thế, di chuyển, đi lại. Nằm nghỉ là cách tốt nhất để giảm đau tạm thời bởi vì khi cơ thể ở tư thế nằm, tác động của trọng lực cơ thể lên các đĩa đệm gần như không còn.
Triệu chứng ban đầu của căn bệnh thoái hóa đĩa đệm chỉ là đau nhẹ ở vùng thắt lưng. Thế nhưng khi căn bệnh phát triển nặng dần sẽ gây ra các cơn đau mạn tính gay gắt. Nguyên nhân chính xác của những cơn đau lưng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng đó là do áp lực không bình thường đè nén lên đĩa đệm gây ra viêm. Khi đó, cột sống sẽ làm cho các cơ bắp ở vùng ảnh hưởng bị sưng tấy để ngăn chặn các di chuyển rất nhỏ của đĩa đệm và bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Khi bệnh ở giai đoạn khá nặng, các cơn đau quằn quại sẽ kéo dài vài tiếng hoặc thậm chí vài ngày nhưng rồi sau đó lại chỉ bị đau nhẹ nhàng, âm ỉ. Mức độ gay gắt của các cơn đau ở mỗi người là không giống nhau, từ đau râm ran, dai dẳng cho đến những cơn đau khiến lưng không thể di chuyển. Trong một số trường hợp, thoái hóa đĩa đệm còn gây ra đau lây lan từ lưng sang các vùng khác như hông, mông, đùi, cẳng chân và khiến cho các bộ phận này suy yếu.
Để điều trị căn bệnh thoái hóa đĩa đệm chúng ta có rất nhiều phương pháp nhưng để đạt hiệu quả cao nhất chúng ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau. Sự phối hợp giữa phương pháp nắn khớp xương và phương pháp trị liệu xương khớp đem lại kết quả rất tốt cho người bệnh. Ngoài ra, trong giai đoạn điều trị, các bác sĩ còn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thậm chí cả tiêm cột sống để giảm đau nhanh chóng đối với những trường hợp đau quá gay gắt. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nhưng chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp khác không có hiệu quả bởi nó chứa rất nhiều rủi ro cũng như chi phí tốn kém.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên lại chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về cách chữa trị căn bệnh gây đau đớn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nội dung điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y trong bài viết hôm nay.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm:
Nguyên nhân:
Theo quan niệm y học cổ truyền trong ngũ thể (khí, huyết, gân, cơ, xương) thì đĩa đệm thuộc về gân, do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì đĩa đệm sẽ bị suy yếu, nhân đó khí trệ huyết ứ, ngoại tà xâm nhập, làm cho đĩa đệm mất sự đàn hồi, dễ biến dạng, thoát vị.
Một số nguyên do cụ thể như:
. Do chấn thương.
. Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.
. Do tuổi già.
. Do lao động quá sức.
. Do sinh hoạt tình dục không điều độ.
. Ảnh hưởng của bệnh mạn tính.
Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau.
Triệu chứng:
- Thể hàn thấp: Đau ở vùng lưng, có cảm giác nặng ở lưng dưới, hoặc có cảm giác như ngồi vào chậu nước đá lạnh hoặc như có vật gì nặng đè vào lưng, tay chân lạnh, tay chân không có sức, ấn vào đau hơn, gặp lạnh hoặc thời tiết âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế.
- Thể phong thấp: lưng đau trên dưới không nhất định nhưng thay đổi. Vùng lưng đau thường kèm nặng và chuyển xuống dưới các ngón chân, kèm mất cảm giác, thay đổi theo thời tiết, sợ gió, sợ lạnh, cơ thể nặng nề, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch Phù, Tế, Huyền.
- Thể thấp nhiệt: Thắt lưng luôn đau kèm cảm giác nóng, thắt lưng sưng, nặng, không thể cuí về phía trước hoặc ngả ra sau được, bứt rứt, ra mồ hôi, khát, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, tiểu buốt, táo bón, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Sác, Hoạt hoặc Nhu Hoạt.
- Thể thận hư: Vùng thắt lưng đau ê ẩm, bước đi làm như không có sức, đứng lâu chân như muốn khuỵ xuống, khi mệt mỏi thì khó chịu hơn, nằm hoặc nghỉ ngơi, xoa bóp thì dễ chịu hơn, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
- Thể thận dương hư: Lưng đau ê ẩm, nghỉ ngơi hoặc nằm, xoa bóp, chườm ấm thì đỡ hơn, lưng tê, mất cảm giác, đi hoặc đứng chân như không còn sức, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng lạnh, hơi thở ngắn, da mặt xanh xám, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, không lực.
- Thể khí trệ huyết ứ: Đau chói vùng lưng và chân, đau cố định một chỗ, ngày nhẹ, đêm nặng. Ấn vào cột sống nhiều khi đau không chịu nổi. Có khi đau lan xuống chân, làm cho chân mất cảm giác, di chuyển khó, táo bón, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ban đỏ, mạch Trầm, Sáp, Huyền.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y:
Bài 1: Xuyên ô 9g, Phụ tử 9g, Quế chi 9g, Độc hoạt 9g, Cát căn 9g, Can khương 9g, Ma hoàng 6g, cam thảo 6g, Tế tân 3g.
Bài 2: Tang kí sinh 18g, Thạch chi 15g, Đương qui 12g, Đẳng sâm 12g, Phục linh 12g, Tần giao 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 9g, Độc hoạt 9g, Xuyên khung 9g, Bạch thược 9g, Ngưu tất 9g, Tế tân 3g, Nhục quế 3g, Cam thảo3g
Bài 3 điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y: Ý dĩ 30g, Xương truật 12g, Ngưu tất 12g, Tần giao 9g, Hoàng bá 9g
Bài 4: Thục địa 12g, Đỗ trọng 12g, Hoài sơn 9g, Sơn thù 9g, Kỉ tử 9g, Ngưu tất 9g, Thỏ ti tử 9g, Tang kí sinh 9g, Cao ban long 6g, Cao qui bản 6g.
Bài 5: Thục địa 12g, Đỗ trọng 9g, Thỏ ti tử 9g, Tục đoạn 9g, Cao ban long 9g, Hoài sơn 9g, Kỉ tử 9g,Cẩu tích 9g, Sơn thù 9g, Đương qui 8g, Phụ tử 3g.
Bài 6: Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 9g, Xuyên khung 9g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 9g, Khương hoạt 9g, Nhũ hương 9g,Đương qui 9g, Ngưu tất 9g, Địa long 9g, Tần giao 9g, xương bồ 6g, Cam thảo 3g.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y với 6 bài thuốc trên đây chắc chắn các bạn sẽ giảm bớt được các cơn đâu do căn bệnh này gây ra.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? đây có lẽ là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân khi không may mắc phải căn bệnh này. Cho đến nay vẫn chưa có cơ sở nào chứng minh bệnh thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể hạn chế một cách tối đa các cảm giác đau đớn cho người bệnh. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số cách để phòng và chữa căn bệnh này hiệu quả.
Cách phòng bệnh thoái vị đĩa đệm:
1. Sống lành mạnh
- Tập thể dục đều đặn, và nên khởi động tốt trước khi bắt tay vào việc.
- Tập củng cố cho cơ thân, cơ bụng, cơ cổ lưng (có bài tập của các huấn luyện viên, chuyên gia vật lý)
- Duy trì chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường (không quá béo và không quá gầy)
2. Rèn luyện tư thế đúng:
- Tư thế thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hướng ra sau.
- Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
- Khi lao động xúc đất cát, nên để lưng thẳng bằng cách, bước một chân lên trước và chùng gối xuống, lấy gối làm điểm tì để làm việc tránh gây xoắn vặn cột sống.
3. Trong công việc
Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/ lần.
Nếu phải ngồi lâu hàng giờ trong công sở hoặc lái xe lâu, nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống luôn thẳng.
Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng.
Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống
4. Nên để ý thường xuyên tới cột sống:
Khi có túi sách nên đeo trên vai hơn là cầm tay, tốt nhất là đeo trên hai vai cân đối.
Khi xử lý vât nặng, động tác đẩy vật nặng được ưu tiên, tránh kéo vật nặng dễ gây sang chấn.
Tránh đi giày, guốc cao quá (phần gót cao trên 5cm). Nên dùng giày dép vật liệu mềm.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian mắc bệnh, tuổi tác, cách điều trị… Nếu tuổi cao cộng với thời gian mắc bệnh lâu sẽ khó chữa khỏi hơn những người trẻ tuổi và sớm phát hiện bệnh. Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất khó chữa, chữa khỏi hoàn toàn là điều mà chúng tôi càng không dám khẳng định. Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu một vài phương pháp điều trị các bạn có thể tham khảo.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid là một dạng của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệmkhá an toàn. Loại thuốc này có thể sử dụng bằng cách uống để giảm đau.
- Vật lý trị liệu. Phương pháp này không ảnh hưởng trực tiếp lên đĩa đệm nhưng nó chắc chắn sẽ làm cho cơ bắp ở cột sống vững chắc và khỏe hơn. Điều này sẽ làm giảm áp lực tác động lên các đĩa đệm một cách đáng kể.
- Đối với các trường hợp liên quan đến thần kinh như tê bì, suy yếu thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sẽ phải cần đến phẫu thuật. Trên thực tế, phẫu thuật chỉ được coi là sự lựa chọn cuối cùng khi mà tất cả các phương pháp khác không có hiệu quả. Nhưng phẫu thuật hay không còn phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và sức khỏe của bệnh nhân. Không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng phương pháp này
Các phương pháp này chỉ được thiết kế để giải tỏa các cơn đau buốt, giảm tê bì, suy yếu ở thắt lưng và cẳng chân do các rễ dây thần kinh bị đè nén, đề phòng các chấn thương lại xảy ra, giảm mức độ khó chuyển động, tăng cường khả năng phục hồi. Còn thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân mỗi chúng ta, đó là sống lành mạnh, ăn uống và làm việc khoa học.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hầu như rất mơ hồ, đôi khi chúng ta nghĩ chỉ là những cơn đau lưng, đau mông đột đơn giản nhưng thực tế những triệu chứng đây báo hiệu giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp bạn nên lưu ý.

Sau khi bị trượt ngã đập mông xuống đất, sau một khuân vác nặng, sau một cúi gập lưng đột ngột, người bệnh thường triệu chứng sau:

1. Triệu chứng đau

Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

2. Triệu chứng tê bì

Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi.
Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt

Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.
Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.

4. Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị:

Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
  • Đau thần kinh tọa, Đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
  • Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
  • Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng... có thể gây bệnh.

                 Cố vác nặng có thể gây chấn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống.


Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống. Lưu ý là có thể nhầm thoát vị đĩa đệm với bệnh thoái hóa đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay u rễ thần kinh.
Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống:
Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
- Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.
- Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.
- Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
- Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm.
- Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.
Cách điều trị:
- Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.
- Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
- Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
- Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…
 - Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống...

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không phải là một bệnh lí hiếm gặp, tuy nhiên trước đây do những khó khăn nhất định, đặc biệt là khả năng chẩn đoán của ngành y tế nước ta lúc đó còn hạn chế, nên chúng ta ít nghe nói đến bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ tỏ ra nguy hiểm hơn nhiều so với ở thắt lưng vì ở vùng này tủy sống có nhiều trung tâm quan trọng. Giống như ở thắt lưng, không phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nào cũng gây ra bệnh. Điều kiện đầu tiên để khối thoát vị của đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra bệnh là phải có hẹp ống sống cổ. Ống sống cổ chỉ cần hẹp tương đối, nếu không có khối thoát vị thì vẫn còn đủ chỗ cho tủy sống và các rễ thần kinh nên không có triệu chứng gì cả, khi có khối thoát vị, tủy sống hoặc rễ thần kinh bị chèn ép gây ra bệnh. Còn khi ống sống rộng đủ chỗ cho cả tủy sống, các rễ thần kinh cùng với khối thoát vị chung sống hòa hoãn với nhau thì ta được “yên thân”.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường được chia thành ba nhóm: nhóm bệnh lí rễ và nhóm bệnh lí tủy và nhóm vừa có biểu hiện của bệnh lí rễ vừa có biểu hiện của bệnh lý tủy.
Ở nhóm bệnh lí rễ, biểu hiện nổi bật thường là đau và tê. Đau cổ gáy, thường lan ra vai và xuống tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi sau lưng) hoặc lên cao (chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Thông thường đau nhức nhối, khó chịu nhưng đôi khi đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng. Ở nước ta, rất nhiều người bệnh có biểu hiện đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai, dấu hiệu này ít có ở Âu Mỹ. Tê thường hay thấy ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe gắn máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh sẽ có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Hầu hết đều có yếu cơ nhưng ít khi người bệnh nhận biết được, chỉ đến khi yếu nhiều, không còn cầm nắm chắc, viết, cầm đũa hoặc gài nút áo khó khăn thì mới nhận ra. Khi bệnh nặng có thể có teo một số cơ ở tay.
Ở nhóm bệnh lí tủy, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
Những người thuộc nhóm "rễ - tuyt" vừa có biểu hiện của bệnh lý rễ, đồng thời vẫn có biểu hiện của bệnh lí tủy.
Các phương pháp chữa bệnh được chia thành hai nhóm: bảo tồn (điều trị nội khoa) và can thiệp ngoại khoa.
Điều trị bảo tồn gồm việc dùng thuốc và vật lí trị liệu thường có hiệu quả khi người bệnh chỉ có đau hoặc tê trong bệnh lí rễ và hầu như không có hiệu quả đối với những người bệnh có biểu hiện của bệnh lí tủy. Kéo cột sống cổ là một phương pháp khá hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Xoa nắn (chiropatic) bởi các chuyên gia thực thụ (chứ không phải trong các tiệm massage) và các bài tập cũng mang lại hiệu quả khá khả quan.
Các phương pháp khác như từ trường, ion, chiếu tia hồng ngoại, điện phân… cũng có những kết quả nhất định.
Khi người bệnh đã có teo cơ hoặc có biểu hiện của bệnh lí tủy, điều trị ngoại khoa cần được xét đến.
Giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) có những hiệu quả nhất định nhưng thường được chỉ định cho các trường hợp vẫn còn có thể bảo tồn. Lấy đĩa đệm thông qua một cây kim xuyên qua da được kiểm soát dưới Xquang cũng được một số bác sĩ ưa chuộng.
Các phương pháp phẫu thuật nội soi dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiện nay vẫn chưa đạt được sự hoàn hảo cần thiết tuy kết quả có khá hơn những phương pháp nêu trên. Mổ hở là biện pháp triệt để và hiệu quả nhất mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhất định. Xét về một mặt nào đó, mổ là một cuộc đánh đổi giữa việc hết bệnh và việc nhận lấy một nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng cũng như các ảnh hưởng về sau của cuộc mổ.
Trong trường hợp của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vì tính chất nguy hiểm của nó, thường thì người bệnh sẽ lời trong cuộc đánh đổi này, xấu lắm thì cũng huề, chỉ một số rất ít trường hợp là bị lỗ. Giống như ở cột sống thắt lưng, tập luyện thể thao, sống trong một môi trường trong sạch, thường xuyên vận động, tránh ngồi lì một chỗ và đừng để cho mình trở thành béo phì sẽ giúp cho Quí vị tránh được căn bệnh này.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau lưng là một triệu chứng hay gặp, triệu chứng này không trừ một ai, từ trẻ đến già, người làm việc văn phòng cũng như người khuân vác. Chứng đau lưng gồm các nguyên nhân tại cột sống và ngoài cột sống.
 Tại cột sống có thoái hoá đĩa đệm, viêm đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), vôi hóa đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hoá cột sống thắt lưng, viêm cột sống… Bài viết này xin đề cập một nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng.


Nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng. Ảnh minh họa.
Ai dễ bị TVĐĐ thắt lưng?
Theo thống kê cho thấy, TVĐĐ phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ. Thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.
Điều trị bằng cách nào?
Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% là cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Điều trị nội khoa:
- Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 – 3 tuần nếu nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.

Đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh.
Vật lý trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser…
- Các thuốc thường dùng giảm đau, chống viêm như aspirin, anagin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp.
Phẫu thuật: mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới…
Phòng bệnh
Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh và làm bệnh nặng thêm, do vậy để phòng ngừa chúng ta cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng cũng như chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Điều trị các chứng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm như các bệnh vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, bụng phệ, thừa cân béo phì, ưỡn cột sống quá mức, gù vẹo cột sống do chấn thương.
- Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương.
- Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn tầm đầu, đi xuống dốc…). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước.- Đứng: Đứng khom lưng lâu (cuốc đất, cấy lúa, làm cố) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người… làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hoá đĩa đệm.
- Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm.
- Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên tuỳ theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược, những tác động làm ảnh hưởng xấu tư thế cột sống, chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm là gì

Bình thường chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm
.

Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.
                                             
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

3 phương pháp hàng đầu điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

1) Lời mở đầu
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh về lưng gây nhiều khó khăn nhất trong việc chữa trị. Không chỉ khó chữa mà nó còn có thể gây ra chứng tê liệt do liên quan nhiều đến các dây thần kinh.

Bài viết này sẽ giới thiệu 3 phương pháp hàng đầu bạn có thể thực hiện tại nhà để giải tỏa các cơn đau do căn bệnh, nhưng trước hết chúng ta cần xem xét đôi chút về nguyên nhân gây ra căn bệnh, như thế phép chữa trị mới thực sự có hiệu quả.
2) Đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là tấm nệm ngăn cách giữa các đốt sống được bao bọc bởi bao xơ dai, dày và chắc bên ngoài và dung dịch đặc bên trong gọi là nhân nhầy.
Nhân nhầy bên trong đĩa đệm có chức năng rất quan trọng, đây là nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho đĩa đệm giúp cho đĩa đệm luôn khỏe mạnh. Một trong những điều khiến cho việc chữa trị thoát vị đĩa đệm trở nên khó khăn đó là: đĩa đệm không có sự cung cấp máu cần thiết. Máu là nơi đưa oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể giúp cho các bộ phận của cơ thể phát triển khỏe mạnh và có thể phục hồi sau những chấn thương. Trong khi đó, máu gần như không được lưu thông qua đĩa đệm, vậy việc phục hồi các đĩa đệm sẽ mất nhiều thời gian hơn bất kỳ bộ phận nào khác. Tuy nhiên nguyên nhân của các cơn đau mà bạn đang phải gánh chịu không chỉ do thoát vị đĩa đệm, nó còn là do các dây thần kinh bị kẹt bởi các đĩa đệm bị lồi hay bị thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ dày bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách và các nhân nhầy bên trong trung tâm bắt đầu bị đẩy ra qua các vết nứt. Điều này gây ra 1 chỗ lồi trên đĩa đệm.
Thật không may, các dây thần kinh cột sống – bộ phận điều khiển mọi thứ trong cơ thể – luôn hiện diện trong cột sống ngay tạ nơi mà đĩa đệm có xu hướng nhô ra. Triệu chứng mà bạn sẽ gặp phải phụ thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng bởi đĩa đệm.
Ví dụ, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, rất có thể bạn sẽ gặp các vấn đề như đau lưng, đau chân, tê bì, nóng rát, và các vấn đề khác liên quan đến ruột, bàng quang,…
Vậy, dù là vấn đề chỉ nằm ở thắt lưng nhưng vẫn xuất hiện hàng loạt các triệu chứng ở các vùng khác nhau của cơ thể. Đơn giản là vì dây thần kinh bị ảnh hưởng luôn di chuyển và nó sẽ gây vấn đề mọi nơi mà nó đi qua.
3) Phương pháp điều trị
Vậy bạn có thể làm gì để chữa khỏi căn bệnh? Hầu hết các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị bằng thuốc, tiêm, phương pháp vật lý và phẫu thuật (như là 1 biện pháp cuối cùng). Đáng tiếc là, các biện pháp này không có hiệu quả lâu dài trong đa số các trường hợp.
Sau khi giúp đỡ hàng nghìn người chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, chúng tôi đã khám phá ra rằng có khoảng 30 phương pháp điều trị không những làm dịu bớt các cơn đau mà còn chữa khỏi các đĩa đệm.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 3 phương pháp tại nhà để chữa khỏi căn bệnh mà không hề tốn kém chi phí hoặc tốn rất ít.
Sử dụng đá chườm
Điều đầu tiên chúng tôi đề xuất là sử dụng đá chườm. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hầu hết những người khác lại sử dụng sức nóng để chữa thoát vị đĩa đệm, đó là phương pháp tồi tệ nhất đối với tình trạng này. Nếu như bạn đã sử dụng đá chườm mà không thấy công hiệu thì bạn nên đọc những điều sau đây vì nếu bạn không làm theo những quy tắc này, nó không thể có hiệu quả.
Mục đích của việc sử dụng đá chườm là để giảm sưng tấy xung quanh các dây thần kinh và làm các dây thần kinh bị tê, vì thế bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Lý do chính bạn không nên sử dụng sức nóng là vì sưng tấy là một cách để cơ thể chữa lành một cái gì đó, nó đẩy rất nhiều máu đến vùng bị chấn thương để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, máu khá nóng, nếu như bạn tiếp tục sử dụng sức nóng lên nó, bạn sẽ hút thêm máu đến vùng này và làm vết thương càng bị sưng tấy thêm, gây lên nhiều áp lực lên dây thần kinh hơn, hậu quả là càng bị đau nhiều hơn.
Đây là những gì bạn nên làm: Sử dụng đá hoặc túi đá, chườm trực tiếp vào vùng da ( không nên đặt một chiếc khăn vào giữa đá và da), để khoảng 15 phút hoặc đến lúc bạn cảm thấy tê và lặp đi lặp lại hàng giờ.
Sự liên tục là chìa khóa của vấn đề. Bạn phải lặp đi lặp lại việc này mỗi giờ mới có kết quả. Điển hình là, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt sau từ 3 đến 4 lần thực hiện, nhưng thường thì phải mất từ 3 đến 4 ngày sử dụng thì bạn mới thấy sự khác biệt lớn.
Sử dụng chất keo thuốc Biofreeze
Biofreeze vừa là một loại chất keo tăng sức mạnh vừa là chất giảm đau mà bạn có thể tìm mua qua mạng hoặc tại hầu hết các phòng khám xương khớp. Một số các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có bán loại chất keo này.
Biofreeze có chứa một loại thảo dược tên gọi là cây sồi xanh có tác dụng giảm sưng, tấy và làm dịu các dây thần kinh. Thông thường thuốc có tác dụng từ 4 đến 5 giờ, đem lại lợi ích cho rất nhiều người.
Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi thuốc lên da tại vùng đĩa đệm tổn thương và bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy đau.
Sử dụng trái bóng điều trị xương khớp
Bạn có thể tìm mua loại bóng này ở các câu lạc bộ sức khỏe hoặc các phòng khám vật lý trị liệu. Đây là một dụng cụ các bác sĩ hay dùng để gia tăng sức mạnh phần bụng cho bệnh nhân.
Cách dùng: Ngồi lên trái bóng rồi sau đó bật lên bật xuống nhẹ nhàng khoảng 4 phút mỗi ngày.
Như đã trình bày ở trên, máu lưu thông rất ít qua đĩa đệm và đĩa đệm chỉ có thể nhận các chất dinh dưỡng từ bên trong nhân. Hành động này giúp cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể vào trong nhân đĩa đệm bằng cách “bơm và hút”, giúp cho đĩa đệm phục hồi một cách nhanh chóng.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Châm cứu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị địa đệm là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Nếu ngày hôm nay bạn đã chán ngắt việc phải uống thuốc quá nhiều hay trải qua phẫu thuật mà bệnh không thuyên giảm, thì bạn hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi, nó sẽ đem lại cho các bạn một con đường mới trong việc chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là không phải uống thuốc và không gây đau đớn.

Vài nét về bệnh thoát vị đĩa đệm:

Bệnh thoát vị gây nên những cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, về cơ bản bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở 2 vị trí:

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay. Có người bệnh còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, đau tức hốc mắt.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có những cơn đau rút chân khi cúi, ngửa.. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động.\

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây cản trở không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh, khả năng lao động, vận động và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơteo các chi thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời nếu thoát vị chèn ép vào tủy cổ. Điều này cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu bạn không chữa trị kịp thời.



Phương pháp châm cứu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:  Như chúng ta đã biết châm cứu là phương pháp dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp giảm đau, điều trị bệnh. Châm cứu cũng được chứng minh là khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và đi kèm với đau dây thần kinh tọa. Phương pháp được chứng minh là hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn và ít xâm nhập hơn so với phương pháp phẫu thuật hay uống thuốc giảm đau. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài khi sử dụng kết hợp cùng với phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Khi châm cứu được thực hiện một cách chính xác nó còn giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng và bớt mệt mỏi.

Khi điều trị bằng phương pháp châm cứu, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhanh chóng và giảm đau đáng kể nếu như được điều trị sớm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng châm cứu kích thích vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất steroid một cách tự nhiên thúc đẩy nó tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau. Bằng cách tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau được giải tỏa.

Tác dụng của châm cứu là không giống nhau ở từng bệnh nhân khác nhau và người thực hiện khác nhau. Do đó bạn phải luôn tham khảo ý kiến của các chuyện gia bác sỹ trước khi tiến hành quá trình điều trị, đặc biệt bạn cần phát hiện sớm để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc gia truyền

Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam gia truyền là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay. Có nhiều tên gọi khác nhau: “bệnh thoát vị đĩa đệm”, “phồng đĩa đệm”, “phình lồi đĩa đệm”… Ngoài những tên gọi này còn có nhiều thuật ngữ mà các bác sĩ hay sử dụng như tình trạng rách đĩa đệm, lệnh đĩa đệm, trượt đĩa đệm. Các tên gọi khác nhau này làm cho nhiều bệnh nhân trở nên lúng túng và không biết thực hư bệnh lý mình ra sao, mức độ nghiêm trọng như nào.
Tìm hiểu thấu đáo hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi từ bài thuốc nam, chúng ta sẽ cùng nắm rõ các vấn đề sau:

1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm:


Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mang vác các vật nặng trong tư thế không hợp lý, cường độ lao động cao không có chế độ nghỉ thích hợp thường gặp ở công nhân các ngành công nghiệp, thói quen ngồi quá lâu của dân văn phòng, người làm việc nhiều với máy tính. Trong các điều kiện sinh hoạt không hợp lý như trên, dưới áp lực của trọng lượng cơ thể đè nén xuống đĩa đệm, lâu ngày làm bao xơ đĩa đệm trở nên xơ cứng và dòn hơn, đến thời điểm nhất định các bao xơ bọc ngoài đĩa đệm sẽ bị rách và mở đường cho nhân nhầy đĩa đệm bên trong thoát ra gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm:

- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Ngoài các biểu hiện đau mỏi cổ (thực tế là vùng sau gáy), đau sang bả vai cánh tay, lâu ngày gây tê bì cánh tay có thể lan tới các đầu ngón tay. Kèm theo đó bệnh nhân còn có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau kéo lên đỉnh đầu.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Ngoài các biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau kéo dọc sau mông xuống chân có thể gây tê bì chân. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện đi kèm như đau lên đỉnh đầu, hoa mắt, chóng mặt đau đầu, đau lan sang hốc mắt, một số trường hợp gây tức hốc mắt.

3. Chữa hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam lành tính:

- Sơ lược bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:

Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Bệnh nhân được tặng kèm 1 bịch Thuốc Ngâm để xoa bóp với tác dụng là thuốc phụ trợ cho 2 loại thuốc trên.
I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.
II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ thuốc lại để buổi tối dùng tiếp.
Thuốc ngâm xoa bóp (Thuốc phụ): Là bài thuốc dẫn, phụ trợ cho hai bài thuốc trên được tặng kèm.
Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.
Những bệnh nhân thực sự có nhu cầu đặt mua thuốc hãy liên hệ với chúng tôi trước khi đến vì lượng thuốc không thường xuyên có, vui lòng liên hệ trước qua điện thoại.

Địa điểm 1 tại Hà Nội

Cô Phạm Thị Vân AnhSố nhà 115 Đường Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Quận Thanh Xuân
Lương Y Vân Anh:0977.466.716
Anh Minh Trường:0936.34.0246
Hòm thư:thoaihoadotsong@gmail.com
Lịch làm việc :* Thứ 2 đến thứ 6 làm việc từ 17h30-21h (chiều tối)* Thứ 7 và chủ nhật tiếp bệnh nhân vào tất cả các giờ trong ngày
Trước đây các bệnh nhân phía Nam khi lấy thuốc đều phải chịu khoản chi phí chuyển phát nhanh thuốc từ 170.000đ – 220.000đ . Hiện nay gia đình đã mở ra địa điểm phát thuốc thứ 2 tại Sài Gòn để thuận tiện cho bệnh nhân.

Địa điểm 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chú BìnhNhà 79/20/15N – Đường Phạm Viết Chánh – Phường 19 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM (Cách đi dễ nhất: Nằm ngay sau lô C chung cư Ngô Tất Tố thuộc đường Ngô Tất Tố quận Bình Thạnh)
Lương Y Bình:0903.876.437
Lương Y Nga:0904.518.836
Hòm thư:thoaihoadotsong@gmail.com
Lịch làm việc :Tất cả các giờ trong ngày.
Các bạn không ở địa bàn Hà Nội và Sài Gòn, gia đình có thể gửi thuốc thông qua xe khách hoặc chuyển phát nhanh: