Chữa khỏi bệnh gai cột sống từ bài thuốc gia truyền

Gai cột sống là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở tuổi trung niên.

Chấm dứt bệnh tiểu đường từ thảo dược Việt Nam

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm và đang phổ nhất hiện nay.

Bí kíp hơn 20.000 người khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm

Liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Bài thuốc bí truyền từ cây mướp đắng trị khỏi bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường tuyp 1 là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện nay không chỉ có người lớn tuổi bị thoái hóa khớp mà còn có nhiều người trung niên và trẻ tuổi cũng bị tấn công, người bệnh ngày một trẻ hóa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay, nhưng có thể gây tàn phế và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, mọi người cần có biện pháp dự phòng để có một hệ xương khớp khỏe, sống vui. Vai trò của các bà nội trợ rất quan trọng trong việc mua chọn thức ăn cho cả nhà được khỏe xương khớp.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình phá hủy, tái tạo khớp và các cấu trúc liên quan, cùng với những thay đổi thứ phát do viêm ở màng hoạt dịch và sụn khớp. Các khớp hay bị thoái hóa là các khớp chịu lực lớn như khớp gối, khớp háng, cổ chân và cột sống.

Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm: thoái hóa khớp nguyên phát do đột biến gen gây ra bất thường về cấu trúc của khớp; thoái hóa khớp thứ phát sau các chấn thương gây vỡ sụn, gãy xương vùng khớp...

Đau là biểu hiện thường khởi phát khi có cử động khớp và giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động và cứng khớp. Hình thành các chồi xương và biến dạng trục là các triệu chứng thường thấy. Tiếng lục cục trong khớp có thể kèm theo đau.

Dấu hiệu tràn dịch khớp mà không nóng đỏ vùng khớp. Nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng, đặc biệt là ở các khớp chịu lực như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, cột sống thường gây đau hoặc rất đau khi đi lại hoặc phải vận động nặng..

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp kiểm soát được tình trạng thoái hóa khớp, làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp.

Thực phẩm tốt cho khớp, sụn và xương gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng), cá biển, tôm, cua, sò, nhất là các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bị thoái hóa khớp (riêng thịt gà và thịt bò có thể gây kích ứng cho khớp nên ăn hạn chế).

Nước hầm xương ống hay sụn sườn bò chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Nước hầm xương ống, xương sườn lợn, bò, tôm, cá nấu nhừ ăn cả xương là những nguyên liệu tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.



Ngũ cốc và rau củ quả như lạc, vừng, đậu nành, hạt mầm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa. Đu đủ, dứa, chanh, bưởi là những loại trái cây có nhiều men kháng viêm và vitamin C là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm rất tốt. Các chất trong trái bơ hay đậu nành có tác dụng kích thích tế bào sụn sản sinh collagen là một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A, E là hai chất cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh rất giàu vitamin K, C, giúp xương khớp chắc khỏe. Các loại dầu chứa nhiều acid béo omega 3 như dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu... là những thực phẩm tốt để làm giảm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Ngoài ra, ở những nơi khan hiếm thực phẩm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, nhóm B, K, acid folic, canxi, sắt từ thuốc.


Trong sinh hoạt, cần tránh các tư thế sai, không dùng đầu đội vật nặng, tránh mang vác quá nặng gây quá tải khớp; giảm cân nếu thừa cân; thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; chế độ ăn uống hợp lý, tránh béo phì; tăng cường vitamin nhóm B, C và khoáng chất... nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho khớp để phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch khớp.

Khi thấy đau nhức ở các khớp và khó cử động, nên đi khám chuyên khoa để được xác định và điều trị bệnh khớp vì chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu cơn đau và nguy cơ biến chứng. Để điều trị dứt điểm bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên điều trị theo Đông y vì đông y đi vào căn nguyên của bệnh điều trị, vì thế cho hiệu quả điều trị cao mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Vai trò của thuốc bổ can thận với chống thoái hóa xương khớp

Theo lý luận của y học cổ truyền, thận chủ xương, can chủ cân (gân). Do đó, thuốc bổ can thận có tác dụng mạnh gân cốt tức khỏe cốt cường gân. Nó giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, giảm và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.


Thuốc bổ can thận có tác dụng gì?

Theo y lý về y học cổ truyền, trong con người thận là nguồn gốc và căn bản của sự sống, là sinh khí của trời đất. Toàn bộ năng lượng của cuộc sống đều do thận cung cấp và duy trì.

Thuốc bổ can thận là chỉ những thuốc có tác dụng bổ thận. Thận và can có quan hệ mẹ (thận) con (can) nên những thuốc bổ thận (mẹ) sẽ đồng thời bổ can (dưỡng con). Thuốc bổ thận có hai loại gồm thuốc bổ thận dương và thuốc bổ thận âm. Vì vậy, tùy theo vị thuốc bổ thận dương hay bổ thận âm mà vị thuốc đó các tác dụng bổ can âm hay dưỡng ích huyết.

Thuốc bổ can thận có khả năng điều chỉnh chức năng vỏ tuyến thượng thận, điều chỉnh chuyển hóa năng lượng và tăng cường sản nhiệt, tăng sức khỏe và thúc đẩy quá trình sinh trưởng cũng như phát triển cơ thể của sinh vật. Ngoài ra, nó tăng cường chức năng sinh dục và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tại sao trong chữa thoái hóa khớp, thuốc bổ can thận đóng vị trí quan trọng?

Thoái hóa xương khớp và loãng xương là do sự thay đổi nội tiết, là sự suy giảm của các cơ quan chức năng, là khả năng giảm hấp thu canxi, khô dịch khớp, giảm khả năng tái tạo sụn v.v…

Xương bị thiếu hụt can xi, bị vô cơ hóa do mất acid a min và trở thành bệnh lý. Khi đó, cơ thể phải trải qua những cơn đau âm ỉ kéo dài, khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, những trở ngại trong sinh hoạt và hoạt động công việc nảy sinh.

Các vị thuốc bổ can thận đóng một vai trò quan trọng trong thành phần cấu tạo của thuốc chữa thoái hóa xương khớp. Theo lý luận của y học cổ truyền, thận chủ xương, can chủ cân (gân). Do đó, thuốc bổ can thận có tác dụng mạnh gân cốt tức khỏe cốt cường gân. Nó giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, làm giảm và ngăn ngừa các bệnh về sương khớp.

Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những vị thuốc bổ can thận có khả năng:

- Cung cấp axít amin và can xi như vị Qui bản, Lộc giác sương, Miết giáp.

- Tăng hấp thu can xi, phốt pho, các chất vi lượng, chống còi xương, trừ phong thấp, giảm đau, lợi tiểu như Thương Truật, Ngũ gia bì, Cốt toái bổ, Cẩu tích và Tục đoạn, Dâm dương hoắc.

- Khỏe mạnh chân, chống mềm yếu đầu gối, hạ huyết áp và an thần như Đỗ trọng.

- Tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng huyết, giảm cholesterol, giảm ứ huyết tại nơi thoái hóa giúp giảm đau như Ngưu tất, Nhục thung dung.

- Tăng miễn dịch, bổ máu, bổ âm, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi sức khỏe như Dâm dương hoắc, Thục địa, Hà thủ ô đỏ

Hầu hết các vị thuốc bổ can thận còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, nó cũng tác dụng giảm viêm đau xương khớp do các nguyên nhân khác nhau.

Một ví dụ điển hình về sản phẩm chữa thoái hóa xương khớp như Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm khớp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dựng thuốc dân tộc . Sản phẩm được cấu tạo từ nhiều vị thuốc bổ can thận nói trên nên có tác dụng bồi bổ can thận, bổ dưỡng xương cốt, hồi phục các khớp bị biến dạng, thoái hoá và trừ tận gốc bệnh. Thực tế cho thấy, sản phẩm này rất hiệu quả trong ngăn chặn loãng xương, thoái hóa khớp , vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả, tăng khả năng vận động của các khớp.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Các biện pháp phòng bệnh đau khớp gối

Bệnh viêm khớp xương mãn tính ngày nay rất phổ biến. Nó được biết đến như là các dạng bào mòn của khớp do lớp sụn đệm giữa các khớp nối bị suy thoái theo thời gian, làm sưng tấy, đơ cứng và đau.
Viêm khớp đầu gối có thể gây đau ở chỗ khác thông qua sự tác động đến tư thế, dáng đi hoặc hoạt động. Béo phì gây quá tải cho khớp có thể là tác nhân gây viêm, đau và thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát hơn, các nhân tố như tình trạng chung của sức khẻo và mức độ nhận thức đau khác nhau sẽ quyết định đến thời gian kéo dài bệnh cũng như phát triển tới các vùng khác trên cơ thể.

Nói chung, những người già thường mắc hội chứng đau, có thể đau ở các khớp riêng lẻ hoặc đau nhức mỏi toàn thân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Như vậy, bệnh nhân cần phải đi khám sớm để có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả để bệnh mau khỏi, giúp người bệnh hòa nhập cuộc sống sinh hoạt.


10 điều nên làm để tránh tổn thương đầu gối

1. Giữ gìn sức khẻo, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Đây là lời khuyên giúp bạn làm giảm sự mệt mỏi đối với khớp đầu gối.

2. Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong ngày.

3. Hoạt động thường xuyên, tránh ngồi lì một chỗ trong thời gian dài.

4. Tránh làm việc nguy hiểm, vận động nặng, nhất là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.

5. Giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.

6. Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.

7. Áp dụng đúng những thao tác, động tác trong khi tập thể dục, giúp cơ thể dẻo dai và giúp có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh.

8. Nếu trước đó bạn gặp trục trặc về đầu gối, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra những liệu pháp cụ thể có lợi nhất cho bạn.

9. Bổ sung các bài tập cho đầu gối và luyện tập mọt cách nhẹ nhàng.

10. Hãy nghỉ ngơi hợp lý. Đôi khi nghỉ nghơi là cách chăm sóc tốt nhất cho đầu gối của bạn. Bạn có thể kiểm chứng bằng chính tình trạng đầu gối của bạn sau khi nghỉ nghơi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể dục bạn nên gác công việc bổ ích đó lại 1 ngày cũng không ảnh hưởng gì.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Bệnh đau thần kinh tọa được gây ra bởi thoái hóa khớp

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Bệnh gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở các đốt sống, làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>> ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP TỐT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
>> CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU KHỚP GỐI ĐÚNG CÁCH
>> HỎI VỀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP

Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cụt dính liền với nhau và tạo thành xương cùng và xương cụt. Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.



Cột sống bị thoái hóa như thế nào?

Thoái hóa cột sống không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa của xương khớp. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái hóa trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự phát triển hay sự thoái hóa nhiều hơn. Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu thoái hóa từ năm 2 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau. 

Các yếu tố nguy cơ tác động lên quá trình thoái hóa khớp cột sống gồm: ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại trong thức ăn, nước uống, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, bệnh viêm khớp… làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, nặng hơn. Những người ít vận động ngồi nhiều hàng giờ trên máy tính, làm các công việc có cử động đơn điệu lặp đi lặp lại, người béo phì… cũng làm quá trình thoái hóa của cột sống ngày càng trầm trọng. 

Thoái hóa cột sống có thể gây ra các bệnh đi kèm như thoái hóa dây chằng và mấu khớp, thoái hóa dạng chồi xương thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm… Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người trên 30 tuổi, nhưng mỗi lứa tuổi thường có loại bệnh đặc trưng như: thoát vị đĩa đệm gặp nhiều ở độ tuổi 30 - 40; thoái hóa dây chằng lại hay xảy ra ở những người 50 - 60 tuổi; thoái hóa thân đốt sống và thoái hóa phì đại khớp thường thấy ở lứa tuổi trên 60…


Đau  thần kinh tọa
Thoái hóa cột sống gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đây sinh ra gai cột sống và đau thần kinh tọa. 

Gai cột sống: thoái hóa cột sống làm cho thoái hóa bao xơ của đĩa đệm, dẫn đến bao xơ bị dòn, nứt nẻ, tạo khe hở để nhân nhầy thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương cạnh nó, sau một thời gian xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương tạo thành “gai cột sống”. Chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh những cái gai nhọn. Trường hợp khối thoát vị đĩa đệm gây đau nặng hay tê yếu, bệnh nhân phải đi khám và được điều trị sớm nên tránh được gai cột sống. Trái lại các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì do không gây chèn ép vào thần kinh nên bệnh âm thầm tiến triển tạo ra những cái “gai cột sống”. Tuy nhiên chỉ những trường hợp “gai cột sống ” gây đau mới cần phải phẫu thuật cắt bỏ gai.

Đau thần kinh tọa: dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được tạo thành bởi các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân. Một nguyên nhân gây đau thần kinh toạ là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Khi khối thoát vị chèn ép vào các rễ tạo thành thần kinh tọa sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Biểu hiện đau thần kinh tọa là đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân, có thể kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa còn có thể do các nguyên nhân khác như: hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa gây ra.
Khối thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau cổ, vai, tay; thoát vị ở vùng ngực gây đau thần kinh liên sườn; thoát vị đoạn thắt lưng gây ra đau, tê hoặc yếu liệt chân. 

Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc gây ra đau thần kinh tọa và các bệnh lý khác mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm.

Cách phòng và chữa bệnh

Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng, chống béo phì. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một tuần hay tốt nhất là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột sống. Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng… cần kiểm tra thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống. 

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Phòng và trị nhức khớp viêm khớp vào mùa lạnh

Trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp phát triển nhất là những người có sức khỏe yếu. Biểu hiện thường thấy nhất là các dấu hiệu đau ở các khớp gối, cảm giác tê mỏi khó chịu ở các khớp ngón tay, ngón chân. Vậy phải làm gì để giảm thiểu cảm giác khó chịu đó?


Vào những lúc ta đi ngoài mưa về nhà nhất là những ngày lạnh, có cảm giác nhức nhè nhẹ ở các khớp (tay, ngón tay, chân, đầu gối v…v…)

Hay thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, nước lâu dài cũng có triệu chứng nhức ở các khớp nhè nhẹ có kèm theo cảm giác tê mỏi..

Cũng vậy vào những ngày mùa đông nhiệt độ thấp, sau 1 đêm ngon giấc khi thức giấc ta cảm thấy các khớp tay, chân của ta bị nhức nhè nhẹ, cũng có khi kèm theo cảm giác tê mỏi.

Đó là những triệu chứng ban đầu của chứng nhức khớp.

Vậy viêm khớp là gì?

Là cấp bậc cao hơn của đau nhức khớp.

Là hiện tượng đau nhức khủng khiếp ở các khớp, có hiện tượng sưng tím, bầm, đụng vào là nhức cực kỳ, đi lại cũng khó khăn, làm gì cũng đau… triệu chứng này thường xuyên xuất hiện ở người già do quá chủ quan với chứng nhức khớp ban đầu.

Vậy nguyên nhân vì sao bị nhức khớp:

Do không khí, gió lạnh thâm nhập vào thịt ta qua lỗ chân lông làm cho các mạch máu bị lạnh co lại, máu không thể tới được các khớp, sự bơm máu bị trì trệ, khớp thiếu máu nên nhức khớp, và thoái hóa khớp sẽ diễn ra ngay sau đó.

Vậy nguyên nhân vì sao bị viêm khớp:

Ngày nay viêm khớp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xảy ra với những người trẻ chủ quan.

Viêm khớp là sự chủ quan và thiếu chăm sóc bắt nguồn từ nhức khớp.

Viêm khớp xảy ra thì coi như 80% ở khớp đó hỏng nặng, thương tật cực kỳ lâu dài 

VD: đi đứng khó khăn, đứng lên, ngồi xuống cũng khó khăn, khi thời tiết trở lạnh thì nhức đau khủng khiếp.

Cách khắc phục như thế nào?

Khi có dấu hiệu nhức khớp xảy ra ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xunh quanh vị trí đó bằng cách: cạo gió, thoa dầu, bóp dầu. Mục đích là làm nóng vùng xunh quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.

Vd: khi ngủ dậy cảm thấy nhức khớp đầu gối thì hãy cạo gió, thoa dầu, bóp dầu làm nóng khu vực đùi và bắp chân để máu dễ dàng đến khớp đầu gối.

Vd: khi ngủ dậy cảm thấy nhức khớp cùi trỏ thì hãy cạo gió, thoa dầu, bóp dầu làm nóng khu vực cánh tay và bắp tay để máu dễ dàng đến khớp cùi trỏ.

Phương pháp điều trị thật dễ dàng và đơn giản, mong mọi người đừng chủ quan với chứng nhức khớp, viêm khớp.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Nhận biết sớm bệnh gai cột sống để điều trị dứt điểm

Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và  điều trị sớm căn bệnh này nếu không sẽ dẫn các chứng bệnh mãn tính về xương khớp khác rất khó chữa trị.



Dấu hiệu

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì.

Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.

Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.

Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống.

Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Sự phân biệt căn cứ vào dấu hiệu và y sử của mỗi trường hợp.

Chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.

-Trong bệnh gai cột sống, chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim X-quang.

-Trong thoái hóa cột sống và thoái vị đĩa đệm, trên phim X-quang sẽ thấy có thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa đệm xẹp hoặc lòi ra, khoảng cách liên sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.

-Đau thần kinh tọa được chẩn đoán qua dấu hiệu triệu chứng của bệnh như đau từ mông chạy dọc xuống phía sau của chân, đau khi cử động, duỗi chân.

Điều trị

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị.

Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.

Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

-Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.

-Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.

Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.

Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảng hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.

-Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống


Do làm công việc đồng ruộng phải thường xuyên làm việc nặng nên ba mẹ tôi năm nay mới chỉ hơn 50 tuổi nhưng đã bị mắc phải chứng bệnh thoái hóa, ba tôi thì bị thoái hóa đốt sống cổ vì phải mang vác đồ nặng nhiều như các bao lúa, phân bón…, còn mẹ tôi làm công việc đồng ruộng nhiều phải cúi cả ngày nên cũng bị thoái hóa cột sống.



Lúc đầu ba má tôi chỉ thấy cúi người hơi đau một chút nhưng một thời gian sau cứ thấy đau dần và cảm giác gai buốt ở sống lưng và cổ. Rồi ba mẹ tôi đi khám thì được biết kết quả là bịthoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống. Bác sĩ khuyên ba mẹ tôi nên kiêng làm việc nặng và chế độ ăn uống hợp lý. Sau thời gian đó ba mẹ tôi cũng uống thuốc và làm ít việc nặng hơn nhưng không bỏ hẳn việc.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống xuất hiện ở người già

Ba mẹ tôi cũng đỡ đau hơn nhưng chỉ làm cố thêm một chút là lại đau thêm, thời gian gần đây thời tiết lạnh dần tôi thấy sức đề kháng trong cơ thể ba mẹ yếu hơn vì chỉ thay đổi thời tiết chút là mẹ tôi lại bệnh và cảm thấy đầu đau nhói từng cơn như có cái gì đó giật trong đầu. Ba mẹ tôi cũng uống kèm thuốc tây và các loại thuốc lá cây rừng nhưng bệnh diễn biến thất thường làm ba mẹ tôi thấy người mệt hơn.
Nhìn ba mẹ yếu dần mà tôi thương lắm nhưng tôi không biết nhiều về bệnh của ba mẹ nên không giúp được gì cho ba mẹ. Tôi cũng tìm kiếm trên mạng và các sách báo về cách chữabệnh thoái hóa này nhưng cách chữa đều không hiệu quả lắm khiến cả gia đình tôi đều lo lắng. Tôi viết bài chia sẻ lên đây mong được sự giúp đỡ của các bạn gần xa, mong các bạn có kinh nghiệm gì chia sẻ giùm tôi! Cảm ơn các bạn nhiều!